Tụ bù hạ thế là gì? 5 công dụng của tụ bù hạ thế bạn phải biết
Tụ bù hạ thế đóng vai trò khá quan trọng trong hệ thống điện. Mỗi loại tụ bù đều có một số công dụng và tính năng ưu việt riêng. Vậy tụ bù hạ thế là gì? Công dụng và các loại tụ bù hạ thế trên thị trường. Tất cả sẽ được giải đáp ngay sau đây.
Tụ bù hạ thế là gì?
Tụ bù hạ thế là một hệ gồm hai vật dẫn được đặt gần nhau và ngăn cách nhau bởi một lớp cách điện, có tác dụng phóng và tích điện trong mạch điện.
Điện dung chính là đại lượng đặc trưng cho khả năng tích điện của tụ bù tại một hiệu điện thế nhất định. Nó được xác định bằng chính thương số giữa điện tích cùng với hiệu điện thế giữa hai bản của tụ.
Tụ bù hạ thế là gì?
Mục đích khi sử dụng tụ bù hạ thế trong hệ thống điện là bù lại công suất phản kháng để nâng cao được hệ số công suất cos phi nhằm mang lại sự hiệu quả trong hoạt động của lưới điện cũng như tránh bị phạt tiền theo quy định của ngành Điện lực. Tụ bù hạ thế cũng là thành phần chính trong tủ điện bù công suất phản kháng bên cạnh những thiết bị khác để đảm bảo hệ thống có thể hoạt động thông minh, an toàn và ổn định,...
Công dụng của tụ bù hạ thế
Bù công suất phản kháng cho điện lưới hạ thế: Nếu hệ thống điện của bạn có hệ số cos phi nhỏ hơn 0.85 mà chưa hoặc lắp đặt tụ bù hạ thế rồi mà vẫn không được áp được nhu cầu thì sẽ bị phạt tiền. Do đó việc lắp đặt hệ thống tụ bù hạ thế có thể sẽ giải quyết được vấn đề trên.
Giảm tiền điện: theo quy định của điện lực, khi hệ thống tiêu thụ của bạn có cos phi <=0.85 thì lượng Q tiêu thụ sẽ được tính tiền. Do đó, để không bị phạt, chúng ta nên lắp đặt hệ thống tụ bù công suất cos phi. Có nhiều cách bù như bù cứng hoặc bù mềm, bù tự động hoặc bằng tay. Nhưng hầu hết chúng ta đều lựa chọn giải pháp là bù mềm và bù tự động.
Giảm tổn hao trên dây truyền tải: có hai thành phần làm công suất điện bị tổn hao là thành phần do công suất tác dụng thì không thể giảm và thành phần do công suất phản kháng thì chúng ta hoàn toàn có thể xử lý được.
Bù công suất phản kháng giảm sụt áp: Nguyên nhân dẫn đến tổn thất điện áp là do công suất tác dụng và do công suất phản kháng. Nên khi lắp đặt tụ bù vào sẽ bù lại quãng đường do chúng ta kéo xa giúp các thiết bị, động cơ khi khởi động đủ công suất không bị cháy hoặc bị nóng.
Bù công suất phản kháng tăng khả năng truyền tải của dây: dòng điện chạy trên đường dây gồm 2 thành phần tác dụng và phản kháng. Nếu ta bù ở cuối đường dây thì dòng phản kháng sẽ bớt. Bởi thế mà ta có thể cho đường dây tải thêm dòng tác dụng, cách làm rất đơn giản.
Cấu tạo của tụ bù hạ thế
Thường là loại tụ được ngâm dầu đặc biệt, gồm hai bản cực đó là những lá nhôm dài được cách điện bằng những lớp giấy. Toàn bộ sẽ được cố định ở trong một bình hàn kín và hai đầu của bản cực sẽ được đưa ra ngoài.
Cấu tạo của tụ bù hạ thế
Phân loại tụ bù hạ thế
Phân loại theo cấu tạo: bao gồm tụ bù hạ thế dầu và tụ bù hạ thế khô. Tụ bù hạ thế dầu là loại bình có hình chữ nhật. Ưu điểm là có độ bền cao và sử dụng cho tất cả các hệ thống bù, đặc biệt là những hệ thống bù công suất lớn, có sóng hài và chất lượng điện xấu. Tụ bù hạ thế khô có dạng bình tròn, ưu điểm là nhỏ gọn, trọng lượng nhẹ nên dễ lắp đặt và thay thế, tiết kiệm diện tích cho tủ điện với giá thành phải chăng.
Phân loại theo điện áp: gồm có tụ bù hạ thế 1 pha và tụ bù hạ thế 3 pha. Tụ bù hạ thế 1 pha gồm có 2 loại điện áp là 230V và 250V. Còn tụ bù hạ thế 3 pha gồm những loại điện áp 230, 380, 400, 415, 440, 525, 660, 720, 1100V.
Nên chọn loại tụ bù hạ thế nào?
Có một vấn đề được rất nhiều người băn khoăn đó là nên chọn loại tụ bù hạ thế nào để vừa tiết kiệm được chi phí, vừa mang lại hiệu quả tốt nhất. Trong bài toán thiết kế hệ thống bù công suất phản kháng, đây là câu hỏi khá quan trọng. Và để lựa chọn được loại tủ phù hợp thì người dùng cần hiểu rõ các đặc thù của hệ thống điện cho từng đơn vị để từ đó có thể quyết định được việc lựa chọn.
Lưu ý khi sử dụng tụ bù hạ thế
Để sử dụng tụ bù hạ thế đạt hiệu quả cao, chúng ta cần lắp đặt những hệ thống điều khiển hay thiết bị đúng như sơ đồ của hệ thống lưới điện đã được thiết kế, tránh trường hợp cháy nổ có thể xảy ra. Khi gặp sự cố kỹ thuật liên quan đến tụ bù hạ thế, không nên tự ý sửa chữa mà cần liên hệ với thợ kỹ thuật hoặc người có kinh nghiệm để xử lý.
Hy vọng những thông tin trên sẽ giúp quý bạn đọc hiểu rõ hơn về tụ bù hạ thế là gì và những thông tin liên quan đến tụ bù hạ thế. Đừng quên ghé thăm website của Mitu hàng ngày để cập nhật những tin tức mới nhất nhé.
Tin cùng danh mục
- Tù bù là gì? Tác dụng của tụ bù trong các thiết bị điện (02/05/2022)
- Vi mạch điện tử là gì? Các loại vi mạch phổ biến nhất (02/05/2022)
- Rơ le bảo vệ là gì? Các loại rơ le bảo vệ phổ biến nhất (02/05/2022)
- Nhiệt điện trở là gì? Các loại nhiệt điện trở phổ biến trên thị trường (02/05/2022)
- Transistor là gì? Cấu tạo và công dụng của Transistor (02/05/2022)