Transistor là gì? Cấu tạo và công dụng của Transistor

Đối với dân điện tử thì thuật ngữ transistor không ai là không biết đến tuy nhiên hầu hết mọi người vẫn chưa hiểu rõ về linh kiện này. Do đó trong bài viết hôm nay hãy cùng Mitu tìm hiểu về Transistor là gì nhé.

Transistor là gì?

Transistor hay tranzito là một loại linh kiện bán dẫn chủ động. Chúng thường được sử dụng như một phần tử khuếch đại hay khóa điện tử. Với khả năng đáp ứng nhanh và chính xác nên Transistor được ứng dụng khá nhiều trong điều chỉnh điện áp, khuếch đại, tạo dao động và điều khiển tín hiệu.

Transistor là gì

Transistor là gì

Về mặt cấu tạo transistor được tạo thành từ hai lớp bán dẫn điện ghép lại với nhau. Như hình trên chúng ta có thể thấy hai loại bán dẫn điện là loại n và loại p. Khi ghép một bán dẫn điện âm nằm giữa hai bán dẫn điện dương ta được Transistor lại PNP. Còn khi ghép một bán dẫn điện dương nằm giữa hai bán dẫn điện âm ta được Transistor NPN. Do đó Transistor được chia ra làm hai loại là NPN và PNP.

Cấu tạo và nguyên lý hoạt động của Transistor

Transistor gồm ba lớp bán dẫn ghép với nhua hình thành nên hai mối tiếp giáp P-N. Nếu ghép theo thứ tự PNP ta được Transistor thuận, nếu ghép theo thứ tự NPN ta được Transistor ngược. Xét về cấu tạo thì Transistor tương đương với hai Diode đấu ngược chiều nhau. Cấu trúc này được gọi là BJT ( Bipolar Junction Transitor) vì dòng điện chạy trong cấu trúc này bao gồm cả hailoaji điện tích âm và dương.

Ba lớp bán dẫn được nối ra thành ba cực, lớp giữa là cực gốc B, lớp bán dẫn B rất mỏng và có nồng độ tạp chất thấp. Hai lớp bán dẫn bên ngoài được nối ra thành cực phát E và cực thu hay cực góp C, vùng bán dẫn E và C có cùng laoji bán dẫn nhưng có kích thước và nồng độ tạp chất khác nhau nên không hoán vị cho nhau được.

Về nguyên lý hoạt động, Transistor hoạt động dựa trên việc đặt một điện thế một chiều vào vùng biến. Điện thế này gọi là điện thế kích hoạt. Có hai cách thwusc hoạt động của PNP và NPN là phân cực nghịch, phân cực thuận.

Công dụng của Transistor

Có hai chức năng chính là Transistor công tắc và Transistor với mục đích khuếch đại. Transistor công tắc được dùng như một chiếc khóa điện tử để kích hoạt chế độ bật tắt cho các ứng dụng năng lượng cao và thấp. Transistor được dùng với mục đích khuếch đại có vẻ gần gũi hơn khi chúng được dùng trong TV, điện thoại để khuếch đại âm thanh và hình ảnh hay các thiết bị điện tử khác.

Công dụng của Transistor

Công dụng của Transistor

Các loại Transistor

Khi nhắc đến Transistor chúng ta không thể không nhắc đến Transistor NPN và Transistor PNP. Tuy nhiên trên thực tế còn có rất nhiều các loại Transistor khác như:

Point Contach Transistor: đây là loại transistor đầu tiên được phát minh và sử dụng Germanium làm chất bán dẫn cùng với hai sợi dây dẫn Phốt pho đồng. Các xung điện cao được dùng để nung chảy dây dẫn và làm cho phốt pho khuếch tán từ dây vào Germanium. Điều đó tạo thành các vùng loại P xung quanh các điểm. Cấu trúc PNP được hình thành.

BJT Transistor: đây là loại Transistor được sử dụng phổ biến nhất trên thị trường. Chúng ta hay gọi là NPN hoặc PNP thay vì BJT. Người ta hay gọi BJT Transistor lưỡng cực vì chúng được cấu tạo từ 2 đi oosrt. Chữ P và N trong BJT Transistor dùng để chỉ điện tích của Silicon bán dẫn pha tạo âm hay dương.

FET Transistor: đây cũng là một trong số những loại Transistor khá phổ biến. Ngoài ra nó còn có tên gọi khác là Transistor hiệu ứng trường. Không giống như BJT, FET không yêu cầu dòng đầu vào. Điều này làm nó có một trở kháng ngõ vào vô cùng lớn. Đây là ưu điểm mà trên BJT sẽ không có.

FET được chia thành hai loại là JFET và MOSFET.

Hy vọng qua bài viết trên sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về Transistor là gì, công dụng của nó ra sao.

Chia sẻ:
Call