Tần số là gì? Phân biệt giữa Ups tần số thấp và Ups tần số cao
Tần số chắn hẳn không quá xa lạ với nhiều người nhưng không phải ai cũng hiểu hết về nó. Vì vậy trong bài viết hôm nay, Mitu Power xin được chia sẻ tới quý bạn đọc những thông tin liên quan đến tần số là gì? Phân biệt giữa bộ lưu điện tần số thấp và cao.
Tần số là gì?
Tần số, kí hiệu là F, là số lần của một hiện tượng lặp lại trên một đơn vị thời gian. Nó còn được gọi là tần số thời gan bởi tốc độ của nó là tốc độ thay đổi hướng hiện tại trên s.
Tần số là gì?
Để tính tần số, chúng ta chọn một khoảng thời gian và đếm số lần xuất hiện hiện tượng trong khoảng thời gian đó rồi cho cho khoảng thời gian đã được chọn.
Đơn vị khác của tần số là : số vòng quay một phút ( RPM ) và số nhịp đập một phút ( BPM ).
Mối liên hệ với chu kỳ
Tần số có thể tính thông qua mối liên hệ với chu kỳ. Có thể hiểu chu kỳ là thời gian giữa hai lần xuất hiện liên tiếp các sự việc. Do đó mà tần số sẽ bằng nghịch đảo chu kỳ T.
Trong chuyển động sóng
Trong chuyển động sóng, tần số được xem như là số lần quan sát thấy đỉnh sóng tại 1 điểm trên 1 đơn vị thời gian.
Liên hệ với bước sóng
Bước sóng sẽ được tính bằng chu kỳ nhân với vận tốc sóng. Khi đó tần số sẽ được tính tính bằng vận tốc sóng chia cho bước sóng.
So sánh UPS tần số cao và thấp
Xét về cấu tạo thì thiết bị nguồn bộ lưu điện, chỉnh lưu, nạp ắc quy, nghịch lưu được chia thành hai loại là tần số thấp và tần số cao.
Trên thực tế thì tuật ngữ này không nói lên tần số hoạt động của mạch điện mà đơn giản chỉ có thể là biến áp tần số công nghiệp ở bên trong hay ngoài hay không không.
So sánh UPS tần số cao và thấp
Thiết bị Ups tần số thấp sẽ cung cấp dòng khởi động lớn, độ bền cao và phát nhiễu thấp. Chúng có thể hoạt động tốt trong điều kiện môi trường khắc nghiệt nhưng khi vận hành máy có độ ồn dưới 65dB. Bên cjanh đó các biến thể sắt từ, các tụ điện bên trọng và bộ cảm trong thiết bị khá lớn, cồng kềnh. Vì vậy nó chiếm nhiều không gian phòng máy và giá thành thường đắt hơn so với loại Ups tần số cao.
Để giải quyết các vấn đề này thì thiết bị Ups tần số cao ra đời và thay thế tần số thấp trong nhiều lĩnh vực trong đời sống. Việc ứng dụng kỹ thuật chuyển mạch điều chỉnh ché độ xung, biến áp lõi hoạt động ở tần số cao, điều khiển thông qua bộ vi xử lý và IGBT chỉnh lưu nên thiết bị tần số cao sẽ gọn nhẹ hơn rất nhiều. Và điều quan trọng nhất là giá thành của thiết bị Ups tần số cao thường rẻ hơn so với loại tần số thấp có cùng công suất.
Thiết bị tần số cao chiếm ưu thế hơn trong hàng loạt các ứng dụng thông thường. Chủ yếu là dải công suất dưới 15kva. Phù hợp sử dụng trong môi trường điện lưới ổn định và ít ô nhiễm. Thiết bị tần số cao nếu hoạt động ở trạng thái điện lưới và môi trường tồi tệ thì khả năng thích nghi kém hơn.
Xem thêm : Các dòng sản phẩm ups online 1kva bán chạy nhất tại Mitu Power
Lựa chọn sử dụng bộ lưu điện phù hợp
Bộ lưu điện tần số cao thường được sử dụng cho các thiết bị tinh vi như máy vi tính, máy chủ, chứng khoán, IT, ngân hàng, các trung tâm dữ liệu, nhà cung cấp mạng,...
Bộ lưu điện tần số thấp thường được sử dụng cho các dải công suất lớn và các ứng dụng đặc biệt như các thiết bị công nghiệp, hàng không, tự động hóa, giao thông, y tế, viễn thông,...
Do đó khi lựa chọn loại thiết bị thì người ta thường xem xét loại tần số cao trước. Xem loại Ups này có đáp ứng yêu cầu sử dụng hay không. Trên thị trường không có loại tần số cao hoặc có thể cũng không đáp ứng đủ yêu cầu thì nên xem xét dùng loại Ups tần số thấp.
Như vậy, Mitu Power vừa chia sẻ cho bạn những kiến thức cơ bản về tần số và sự khác nhau giữa Ups tần số coa và thấp. Nếu có bất kỳ thắc mắc hoặc yêu cầu gì vui lòng liên hệ với chúng tôi để được hỗ trợ.
Tin cùng danh mục
- Tụ bù hạ thế là gì? 5 công dụng của tụ bù hạ thế bạn phải biết (02/05/2022)
- Tù bù là gì? Tác dụng của tụ bù trong các thiết bị điện (02/05/2022)
- Vi mạch điện tử là gì? Các loại vi mạch phổ biến nhất (02/05/2022)
- Rơ le bảo vệ là gì? Các loại rơ le bảo vệ phổ biến nhất (02/05/2022)
- Nhiệt điện trở là gì? Các loại nhiệt điện trở phổ biến trên thị trường (02/05/2022)