Rơ le là gì? Các loại rơ le phổ biến nhất hiện nay tại VN

Nếu để ý, bạn sẽ thấy rơ le giống như mô phỏng hành động của con người trong đời sống vật. Tại sao lại như vậy, hãy cùng Mitu tìm hiểu các thông tin về rơ le là gì và các loại rơ le nhé.

Rơ le là gì?

Rơ le ( hay relay) là một chuyển mạch hoạt động bằng điện. Dòng điện chạy qua cuộn dây của rơ-le tạo ra một từ trường hút lõi sắt non làm thay đổi công tắc chuyển mạch. Rơ le có hai vị trí chuyển mạch qua lại do dòng điện qua cuộn dây có thể được bật hoặc tắt.

Rơ le là gì?

Rơ le là gì?

Rơ le được ứng dụng phổ biến ở các bo mạch điều khiển tự động, chuyên dụng để đóng cắt những cái dòng điện lớn mà những hệ thống mạch điều khiển không thể trực tiếp can thiệp. Khi đó người ta sẽ đóng cắt dòng điện cao bằng việc sử dụng rơ le. Rơ le có rất nhiều hình dáng và kích thước và chân cắm khác nhau.

Rơ le có hai trạng thái là ON và OFF. Rơ le ở trạng thái ở trạng thái ON hay OFF đều phụ thuộc vào dòng điện có chạy qua relay hay không.

Ký hiệu rơ le trung gian:

+ NO: đang ở trạng thái ON khi có dòng điện chạy qua cuộn dây thì chân NO sẽ được nối với COM.

+ NC: đang ở chế độ đóng thường, nghĩa là khi relay ở trạng thái OFF chân NC sẽ nối với COM.

+ COM: nơi để kết nối đường cấp nguồn chờ, luôn được kết nối 1 trong 2 chân của chân chung. Còn việc nó kết nối chân nào sẽ phụ thuộc vào trạng thái hoạt động của re lơ. Với NO và NC là hai chân chuyển đổi.

Cấu tạo chính của một Rơ le

+ Rơ le gồm nam châm điện (1), cần dẫn động (2) và các ngõ vào ra (3).

+ Khi có dòng điện chạy ở cuộn dây nam châm điện (1), cơ năng làm đổi mạch lối ra từ ngõ thường đóng sang ngõ "thường mở".

+ Các thanh đổi mạch có thể có lắp lẫy lò xo để quá trình đóng cắt diễn ra dứt khoát.

Cấu tạo chính của một Rơ le

Cấu tạo chính của một Rơ le

Rơ le dùng để làm gì?

Rơ le thường được sử dụng nhiều ở các bo mạch điện điều khiển tự động, để đóng cắt những dòng điện lớn. Đặc biệt là những hệ thống mạch điều khiển không thể trực tiếp can thiệp. Để thực hiện nhiệm vụ đóng ngắt dòng điện cao của hệ thống. Hiện nay, có nhiều loại rơ le có hình dáng, kích thước và chân cắm khác nhau được đưa vào sử dụng.

Nguyên lý làm việc của rơ le điện áp/rơ le điện

Về cấu tạo rơ le gồm 2 phần:

  1. Một cuộn hút còn gọi là nam châm điện.
  2. Phần mạch tiếp điểm (mạch lực) dạng lẫy có thể là một lá đồng đàn hồi… để đóng hoặc mở các tiếp điểm điện.

Khi nguồn cấp điện áp có từ trường định mức chạy qua cuộn hút này sẽ trở thành nam châm điện. Nó tạo ra từ trường có lực hút lẫy tiếp điểm đóng lại để dòng điện chạy qua dòng tải bóng đèn để hoạt động.

Chức năng của rơ le

  • Chuyển mạch nhiều dòng điện hoặc điện áp sang các tải khác nhau sử dụng một tín hiệu điều khiển.

  • Cách ly các mạch điều khiển khỏi mạch tải hoặc mạch được cấp điện AC khỏi mạch được cấp điện DC.

  • Giám sát các hệ thống an toàn công nghiệp và ngắt điện cho máy móc nếu đảm bảo độ an toàn.

  • Sử dụng một vài rơ-le để cung cấp các chức năng logic đơn giản như ‘NOT’, ‘AND,’ hoặc ‘OR’ cho khóa liên động an toàn hoặc điều khiển tuần tự.

Các loại Rơ le phổ biến nhất hiện nay

Rơ le điện từ

Rơ le điện từ là một thiết bị điện tự động mà tín hiệu đầu ra nhảy cấp khi tín hiệu đầu vào đạt những giá trị xác định. Theo một khía cạnh khác, Rơ le là một thiết bị điện dùng để đóng, cắt mạch điện điều khiển, bảo vệ và điều khiển sự làm việc của mạch lực.

Loại rơ le điện này được sử dụng rộng rãi trong ngành công nghiệp và sinh hoạt dân dụng. Bởi có tính năng tự động hóa. Giúp giám sát các hệ thống an toàn công nghiệp. Hoặc được ứng dụng để ngắt điện cho máy móc đảm bảo độ an toàn

Rơ le bảo vệ cao thấp áp

Đây là một trong những loại rơ le điện được sử dụng nhiều và phổ biến nhất hiện nay. Không chỉ được lắp đặt trong hệ thống mạch điện lớn trong ngành công nghiệp. Mà còn được áp dụng trong các mạch điện gia đình, dân dụng

Trong quá trình mạch điện hoạt động, điện áp có thể bị tăng lên quá cao hoặc bị hạ xuống quá thấp. Điều này sẽ dẫn đến các hư hại cho việc sử dụng các thiết bị. Nếu nặng hơn có thể gây chập cháy và hỏng cả hệ thống mạch điện. Chính vì vậy, việc lắp đặt rơ le bảo vệ cao thấp áp là điều tất yếu. Chúng giúp bảo vệ an toàn cho mạch điện và tự động ngắt khi nhận thấy sự cố bất thường trong quá trình hoạt động của mạch điện.

Rơ le trung gian

Rơ le trung gian là một kiểu nam châm điện được tích hợp thêm hệ thống tiếp điểm. Rơle trung gian còn gọi là rơ le kiếng. Là một loại công tắc chuyển đổi hoạt động bằng điện. Gọi là một công tắc vì rơ le này có hai trạng thái ON và OFF. Rơ le ở trạng thái ON hay OFF phụ thuộc vào việc có dòng điện chạy qua rơ le hay không.

Công dụng của rơ le trung gian là làm nhiệm vụ “trung gian” chuyển tiếp mạch điện cho một thiết bị khác. 

Rơ le luân phiên

Rơ le luân phiên được sử dụng trong các mạch tải điện 2 bơm. Có tác dụng chính trong việc luân phiên thay đổi và cân bằng thời gian dòng điện chạy trong mạch ở mức phù hợp nhất. Tránh sự cố mất cân bằng, chênh lệch điện áp. Giúp cho các thiết bị điện hoạt động bình thường và năng suất nhất

Một số loại rơ le khác

Ngoài 4 loại được sử dụng rộng rãi trên, rơ le điện còn có nhiều loại khác, cùng những tác dụng khác nhau. Dựa vào những công dụng của rơ le bảo vệ điện áp, đặc tính và nguyên lý hoạt động, mà người ta phân loại rơ le điện thành một số nhóm như sau:

Phân loại theo nguyên lí làm việc gồm các nhóm + Rơ le điện cơ (rơle điện từ, rơle từ điện, rơle điện từ phân cực, rơle cảm ứng,…).
+ Rơ le nhiệt.
+ Rơ le từ.
+ Rơ le điện tử -bán dẫn, vi mạch.
+ Rơ le số.
Phân theo nguyên lí tác động của cơ cấu chấp hành + Rơ le có tiếp điểm: loại này tác động lên mạch bằng cách đóng mở các tiếp điểm.
+ Rơ le không tiếp điểm (rơ le tĩnh): loại này tác động bằng cách thay đổi đột ngột các tham số của cơ cấu chấp hành mắc trong mạch điều khiển như: điện cảm, điện dung, điện trở,…
Phân loại theo đặc tính tham số vào + Rơ le dòng điện.
+ Rơ le điện áp.
+ Rơ  le công suất.
+ Rơ le tổng trở,…
Phân loại theo cách mắc cơ cấu + Rơ le sơ cấp: loại này được mắc trực tiếp vào mạch điện cần bảo vệ.
+ Rơ le thứ cấp: loại này mắc vào mạch thông qua biến áp đo lường hay biến dòng điện.
Phân theo giá trị và chiều các đại lượng đi vào rơ le + Rơ le cực đại.
+ Rơ le cực tiểu.
+ Rơ le cực đại – cực tiểu.
+ Rơ le so lệch.
+ Rơ le định hướng.

Ứng dụng của rơ-le

Rơ le được sử dụng để chia tín hiệu đến nhiều bộ phận khác trong hệ thống sơ đồ mạch điện điều khiển.

Không những vậy, rơ le còn được làm phần tử đầu ra và cách ly được điện áp giữa các phần chấp hành như: điện áp lớn, điện xoay chiều với phần điều khiển để truyền tín hiệu cho bộ phận phía sau.

Được sử dụng rộng rãi trong các ngành công nghiệp và sinh hoạt bởi tính năng tự động hóa. Giám sát các hệ thống an toàn công nghiệp. Hoặc được ứng dụng để ngắt điện cho máy móc đảm bảo độ an toàn. Chẳng hạn như trong bộ nạp ắc quy ô tô, xe máy khi máy phát điện đủ khỏe thì rơ le trung gian sẽ đóng mạch nạp cho ắc quy,...

Hy vọng những thông tin mà chúng tôi vừa chia sẻ sẽ giúp cho quý bạn đọc hiểu rõ hơn về rơ le là gì, các loại rơ le hiện nay.

Chia sẻ:
Call