Các lỗi thường gặp khi sử dụng bộ lưu điện và cách khắc phục
Bộ lưu điện (UPS) là một thiết bị giúp giải quyết được tất cả các vấn đề liên quan đến điện lưới. Tuy nhiên, trong quá trình sử dụng, không thể tránh khỏi việc UPS bị lỗi. Vì vậy bài viết dưới đây sẽ chia sẻ các lỗi thường gặp khi sử dụng bộ lưu điện và cách khắc phục hiệu quả nhất. Cùng theo dõi nhé!
UPS có công dụng gì?
- Giúp bảo vệ các thiết bị điện một cách hiệu quả: UPS giúp dòng điện cung cấp trong các xí nghiệp, văn phòng, gia đình,.., luôn hoạt động ổn định ở ngưỡng cho phép và hạn chế tối đa sự cố không mong muốn. Bên cạnh đó, UPS còn có khả năng lưu trữ điện trong trường hợp mất điện thì người dùng vẫn sử dụng được các thiết bị như quạt, điều hòa, cửa cuốn,… bình thường.
- Tăng tuổi thọ cho thiết bị điện: Tùy theo từng loại thiết bị thì mức độ sử dụng điện năng là hoàn toàn khác nhau. Do đó, nếu nguồn điện cung cấp cho các thiết bị mà không ổn định thì có thể gây ảnh hưởng tới tuổi thọ sử dụng. Lúc này, sử dụng UPS sẽ giúp bạn kịp thời xử lý khi bị mất điện mà không gây ảnh hưởng tới các thiết bị.
- Tăng hiệu quả lao động cho doanh nghiệp: nếu chẳng may bị mất điện đột ngột, dữ liệu quan trọng chưa kịp lưu đã bị mất thì có thể gây ảnh hưởng nghiêm trọng cho doanh nghiệp của bạn. Hay dây chuyền sản xuất của bạn đột nhiên bị dừng lại do mất điện, có thể khiến việc sản xuất bi trì trệ, tốn thời gian để chờ đợi và khởi động lại thiết bị. Nhưng nếu dùng UPS, bạn sẽ hạn chế được các sự cố đó để tránh gây tổn thất cho doanh nghiệp của mình.
Công ty cổ phần công nghệ Elco - nhà phân phối bộ lưu điện UPS toàn quốc
Có thể thấy, UPS ngày càng đóng vai trò quan trọng trong cuộc sống hàng ngày. Nếu chúng xảy ra lỗi hoặc hỏng hóc thì có thể sẽ gây ra hậu quả nghiêm trọng. Vậy làm thế nào để biết UPS của mình đang bị lỗi. Ngay sau đây, Mitu Power sẽ bật mí cho bạn một số lỗi thường gặp khi sử dụng UPS và cách khắc phục lỗi như thế nào.
Các lỗi thường gặp và cách khắc phục đơn giản nhất cho bộ lưu điện UPS
Lỗi do hỏng ắc quy
Biểu hiện:
- UPS phát ra tiếng kêu tít tít rồi tắt.
- Bộ lưu điện không lên nguồn
- Khi sạc UPS mà mãi không thấy lên.
Nguyên nhân:
- Do ắc quy đã sử dụng quá lâu hoặc đã hết thời hạn sử dụng.
- Tự xả điện trong một khoảng thời gian dài do bộ lưu điện không được nạp điện và không sử dụng đến.
- Lắp đặt UPS tại nơi có nhiệt độ cao.
- Do đặt trong môi trường có hoa chất gây ăn mòn bình ắc quy.
- Nạp quá điện áp cho ắc quy.
Cách sửa chữa
Sau khi sử dụng được 2 năm, bạn nên kiểm tra ắc quy để có biện phúc thay mới. Bởi vì việc hồi phục ắc quy sau 2 năm sử dụng hầu như không mang lại giá trị. Ngoài nên lưu ý, tuân thủ hướng dẫn sử dụng UPS, tắt UPS nếu không làm việc.
Lỗi UPS không lưu điện
Biểu hiện:
Khi gặp sự cố về điện lưới, nếu thấy UPS cũng tắt luôn hoặc chạy được một thời gian ngắn là tắt kéo theo các thiết bị kết nối với UPS cũng bị tắt theo.
Công ty cổ phần công nghệ Elco - nhà phân phối bộ lưu điện UPS toàn quốc
Nguyên nhân:
- Có thể do ắc quy bị phồng, bị chai, dung lượng điện yếu khi dùng quá lâu.
- Do bộ sạc của UPS bị hỏng nên không thể nạp điện vào ắc quy được.
Cách khắc phục:
- Kiểm tra để có biện pháp thay mới ắc quy.
- Kiểm tra bộ sạc bên trong của UPS nếu thấy hỏng hóc thì cần thay thế ngay.
Bộ lưu điện bị lỗi bo mạch
Biểu hiện
- Kiểm tra màn hình LCD và đèn LED nếu thấy có ánh sáng đó và kèm theo tiếng tít tít liên tục.
- UPS không vào điện hoặc khi có điện nó kêu liên tục.
Nguyên nhân
- Sử dụng quá công suất cho phép trong khoảng thời gian dài.
- Do côn trùng, chuột bọ...chui vào bên trong.
- Quá nhiều bụi bẩn bám vào.
- Môi trường đặt bộ lưu điện có hóa chất hoặc không khô ráo.
- Điện lưới không ổn định.
Cách sửa chữa bộ lưu điện
- Đặt UPS ở nơi khô ráo, tránh tiếp xúc với hóa chất.
- Đảm bảo dùng đúng công suất cho phép.
- Kiểm tra, vệ sinh thường xuyên cho thiết bị.
- Bảo trì, bảo dưỡng cho UPS thường xuyên.
- Nếu bo mạch bị hỏng thì nên có kế hoạch sửa chữa và thay thế sớm.
Nên làm gì để hạn chế lỗi xảy ra với bộ lưu điện?
Để hạn chế tối đa việc UPS bị lỗi bạn cần lưu ý một số vấn đề sau :
- Đảm bảo sử dụng đúng công suất của các thiết bị.
- Luôn đặt bộ lưu điện trong môi trường khô ráo, nhiệt độ lý tưởng trong khoảng 25 độ C.
- Nên tiến hành xả điện định kỳ 2 tháng 1 lần bằng việc để UPS chạy ở chế độ ắc quy.
- Thường xuyên kiểm tra cho UPS và vệ sinh.
- Sau khi kết thúc công việc vào cuối ngày thì nên tắt UPS.
- Không nên để UPS quá lâu ( hơn 3 tháng ) mà không sử dụng đến.
- Nạp điện định kỳ 3 tháng/lần cho UPS.
- Không nên xả điện quá sâu dưới 10V.
Trên đây là những lỗi thường gặp khi sử dụng UPS và cách khắc phục, hy vọng sẽ giúp bạn có thêm kiến thức để có thể tự xử lý được UPS của mình khi gặp vấn đề. Ngoài ra, nếu đang có nhu cầu mua bộ lưu điện thì hãy liên hệ với Mitu Power để được tư vấn miễn phí nhé.
Tin cùng danh mục
- Tụ bù hạ thế là gì? 5 công dụng của tụ bù hạ thế bạn phải biết (02/05/2022)
- Tù bù là gì? Tác dụng của tụ bù trong các thiết bị điện (02/05/2022)
- Vi mạch điện tử là gì? Các loại vi mạch phổ biến nhất (02/05/2022)
- Rơ le bảo vệ là gì? Các loại rơ le bảo vệ phổ biến nhất (02/05/2022)
- Nhiệt điện trở là gì? Các loại nhiệt điện trở phổ biến trên thị trường (02/05/2022)