Các lỗi thường gặp của Ups và cách khắc phục hiệu quả
Hôm nay Mitu Power xin được chia sẻ tới quý bạn đọc về những lỗi thường gặp của Ups và cách khắc phục đơn giản tại nhà.
Các lỗi thường gặp của Ups
Đa phần Ups bị lỗi chủ yếu đến từ 2 bộ phận chính là bo mạch và ắc quy. Đây cũng là thành phần tạo nên một Ups hoàn chỉnh và các phụ kiện vỏ máy bên ngoài.
Những lỗi Ups bị hỏng hay gặp nhất là Ups phát ra tiếng kêu tít tít, kêu tạch tạch, bíp bíp, hay Ups báo đèn đỏ, bật không lên, không sạc được,...
Các lỗi thường gặp của Ups
Lỗi thường gặp của Ups phải kể đến là hư hỏng ắc quy
Các lỗi liên quan đến ắc quy như sau : Ups kêu tít tít rồi tắt, mở Ups không lên nguồn, sạc không vào điện,... Các lỗi này đa số là do hư hỏng ắc quy, nên bạn cần thay ắc quy mới hoặc nhờ nơi mua Ups hoặc đơn vị sửa chữa Ups uy tính để nhờ nhân viên hỗ trợ.
Mỗi hãng bộ lưu điện đều có cảnh báo hư hỏng ắc quy khác nhau nằm trên Panel hiển thị, hoặc đơn giản mà bất kỳ ai cũng biết đó là khi điện lưới bị cắt thì Ups tắt luôn hoặc thời gian lưu điện ít.
Ắc quy bên trong mỗi bộ lưu điện hiện nay đều là loại ắc quy khô, kín khi không cần bảo dưỡng nhiều. Hiểu nôm na là loại ắc quy sử dụng mà không cần châm nước như những loại ắc quy nước thông thường.
Vậy nguyên nhân nào gây hư hỏng Ắc quy trong UPS?
-
Ắc quy hết hạn sử dụng, tức là đã đạt đến số lần xả nạp trong quá trình sử dụng ( thường là 3 – 5 năm).
-
Tự xả trong thời gian dài do Ups không được sử dụng và không được nạp điện thường xuyên.
-
Đặt Ups trong môi trường có nhiệt độ cao, không phù hợp.
-
Đặt trong môi trường có hóa chất ăn mòn.
-
Nạp điện quá áp hoặc quá dòng điện của ắc quy.
Để bảo vệ và kéo dài tuổi thọ cho ắc quy, chúng ta nên :
-
Tuân thủ hướng dẫn sử dụng Ups theo nhà sản xuất.
-
Khi không dùng đến thì nên tắt bộ lưu điện sau mỗi ngày làm việc.
-
Xả điện định kỳ khoảng 1 tháng 1 lần bằng cách cho Ups chạy bằng ắc quy.
-
Đặt Ups tại nơi khô ráo thoáng mát, tốt nhất ở 25 độ C.
-
Nếu Ups không sử dụng đến nên nạp sạc tối thiểu 3 tháng/lần.
Vậy nguyên nhân nào gây hư hỏng Ắc quy trong UPS?
Nếu ắc quy bị hỏng thì cách khắc phục tốt nhất là nên thay toàn bộ ắc quy mới, bởi vì việc phục hồi ắc quy đã sử dụng trên 2 năm không đem lại nhiều giá trị.
Lỗi thường gặp của Ups tiếp theo là do hư hỏng Bo mạch
Bộ lưu điện kêu liên tục kèm theo đó là đèn LED sáng đỏ hoặc màn hình LCD báo lỗi kèm theo mã lỗi. Bộ lưu điện Ups không vào điện, cắm điện mà bộ lưu điện vẫn kêu, bộ lưu điện mở lên rồi tắt luôn,... đây là dấu hiệu cho thấy Ups đang bị lỗi bo mạch.
Cảnh báo hư hỏng do bo mạch trên mỗi hãng Ups cũng khác nhau, thường sẽ hiển thị mã lỗi trên Panel hoặc người dùng có thể biết được bằng cách loại trừ khả năng hư hỏng ắc quy mà Ups vẫn không hoạt động.
Nguyên nhân gây hư hỏng bo mạch là do : bụi bẩn bám quá nhiều, côn trùng chui vào, môi trường đặt Ups có hóa chất ăn mòn, đứt đường mạch bo công suất,...
Để bảo vệ bo mạch, bạn nên : sử dụng đúng công suất ( tốt nhất nên sử dụng khoảng 80% công suất của Ups). Đặt bộ lưu điện Ups ở vị trí thông thoáng nhất. Thường xuyên vệ sinh Ups.
Cách khắc phục bo mạch : sửa hoặc thay thế nguyên bo.
Mẹo giúp bạn khắc phục lỗi trên dòng sản phẩm Ups Santak TG500VA và TG1000VA :
– Biểu hiện : cắm nguồn vào Ups mà máy vẫn kêu tít tít, giống như đang chạy ắc quy.
– Nguyên nhân : có thể do bộ lưu điện bị đứt cầu chì.
– Khắc phục : nếu là bộ lưu điện đời cũ thì sẽ có cầu chì phía sau Ups, đơn giản là tháo cầu chì ra và thay cầu chì mới. Nếu là dòng đời mới thì bạn cần tháo vỏ bộ lưu điện và thay cầu chì vào trong đó.
Trên đây là những lỗi thường gặp ở Ups, ngoài ra còn có nhiều hư hỏng khác, bạn có thể đem đến nơi mua để được bảo hành, bảo dưỡng để được nhân viên hỗ trợ.
Tin cùng danh mục
- Tụ bù hạ thế là gì? 5 công dụng của tụ bù hạ thế bạn phải biết (02/05/2022)
- Tù bù là gì? Tác dụng của tụ bù trong các thiết bị điện (02/05/2022)
- Vi mạch điện tử là gì? Các loại vi mạch phổ biến nhất (02/05/2022)
- Rơ le bảo vệ là gì? Các loại rơ le bảo vệ phổ biến nhất (02/05/2022)
- Nhiệt điện trở là gì? Các loại nhiệt điện trở phổ biến trên thị trường (02/05/2022)