Bộ lưu điện dùng được bao lâu? Cách tính thời gian lưu điện như thế nào?
Bộ lưu điện là thiết bị phổ biến được sử dụng trong hầu hết các lĩnh vực hiện nay. Do đó, người dùng luôn quan tâm rất nhiều đến các vấn đề xoay quanh bộ lưu điện. Trong đó, thời gian sử dụng bộ lưu điện được bao lâu luôn được rất nhiều khách hàng quan tâm.
Bộ lưu điện - giải pháp bảo vệ nguồn điện hiệu quả
Sự xuất hiện của bộ lưu điện UPS chính là giải pháp hoàn hảo cho nhiều bài toán khó trong đời sống. Ups giúp cung cấp nguồn năng lượng điện cần thiết và kịp thời cho máy móc, thiết bị,... hoạt động bình thường ngay cả khi xảy ra tình trạng mất điện đột ngột.
Bên cạnh đó, bộ lưu điện còn có một số công dụng :
-
Bảo vệ hệ thống máy móc trước những sự cố về nguồn điện xảy ra, hạn chế tối đa tình trạng chập cháy,...
-
Bảo vệ khi bị quá tải, chuyển đổi nguồn điện ngay lập tức khi bị mất điện,...
-
Ups được thiết kế với đa dạng mức công suất nhờ vậy mà chúng có thể đáp ứng nhiều loại máy móc thiết bị.
-
Giúp chủ sở hữu tiết kiệm các chi phí đi kèm từ chi phí sửa chữa máy móc, bảo hành,... khi bị hỏng hóc.
-
Có thể ứng dụng cho nhiều lĩnh vực khác nhau như y tế, giáo dục, ngân hàng, an ninh,...
-
Trong quá trình hoạt động không hề gây ra bất kỳ tiếng ồn nào.
-
Thiết kế nhỏ gọn, phù hợp cho nhiều không gian, nhất là những không gian có diện tích hạn chế.
-
Thân thiện, an toàn cho môi trường tự nhiên.
Bộ lưu điện - giải pháp bảo vệ nguồn điện hiệu quả
Ups dùng được bao lâu?
Có thể thấy chức năng chính của bộ lưu điện chính là duy trì hoạt động của các thiết bị khi nguồn điện bị cắt đột ngột. Vậy Ups dùng được bao lâu? Nhìn chung thời gian lưu điện còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố, không phải bộ lưu điện nào cũng được quy định sẵn thời gian lưu điện.
Cụ thể, đối với các yếu tố ảnh hưởng đến thời gian lưu điện của bộ lưu điện chủ yếu gồm 3 vấn đề bao gồm : công suất, công nghệ, số thiết bị liên kết. Nếu càng ít thiết bị kết nối với bộ lưu điện thì thời gian lưu điện sẽ lâu hơn.
Đặc biệt, tùy thuộc vào từng loại bộ lưu điện khác nhau mà thời gian lưu cũng ảnh hưởng không kém. Hiện nay, các loại bộ lưu điện gồm có 2 loại phổ biến. Mỗi loại bộ lưu điện sẽ có thời gian tương ứng với nhu cầu sử dụng. Trong đó, theo như phân tích thì thời gian lưu điện của Ups Offline dao động từ 15 – 30 phút. Còn riêng đối với thời gian của Ups Online thì sẽ lâu hơn một chút. Một số dòng sản phẩm Ups Online thời gian dao động có thể lên đến vài chục giờ.
Vậy nói một cách khách quan thì bộ lưu điện dùng được bao lâu tùy thuộc vào nhu cầu sử dụng của bạn. Nếu bạn sử dụng quá nhiều thiết bị kết nối với bộ lưu điện thì nên chọn bộ lưu điện có thời gian lớn và ngược lại. Đặc biệt cần tính toán cẩn thận nhất để tiết kiệm chi phí đầu tư cho mình. Bởi vấn đề thời gian cũng ảnh hưởng lớn đến tiền bạc khi mua và tuổi thọ của sản phẩm.
Cách tính thời gian lưu điện
Theo các chuyên gia, việc tính toán thời gian lưu điện là rất quan trọng. Bởi nó sẽ giúp bạn chủ động hơn trong việc lựa chọn bộ lưu điện phù hợp khi sử dụng. Trên thực tế có rất ít người dùng khi chọn mua có thể tính toán được thời gian lưu điện phù hợp nhất. Vì vậy muốn biết thời gian lưu điện chính xác bạn cần áp dụng cách tính sau.
Cách tính thời gian lưu điện của Ups
Trước tiên bạn cần xác định được công suất của các thiết bị cần kết nối với bộ lưu điện. Bạn hãy cộng tất cả các công suất lại và xem tổng của chúng là bao nhiêu. Sau đo sbajn sẽ lựa chọn công suất của bộ lưu điện tương ứng để đảm bảo sản phẩm có teher chịu tải của những thiết bị sử dụng. Cần đảm bảo rằng công suất của bộ lưu điện phải lớn hơn 20 – 30% công suất chính của các thiết bị.
Sau khi đã xác định xong cần tính toán thời gian lưu điện một cách kỹ càng và phù hợp nhất thì bạn có thể áp dụng công thức dưới đây. Điều này sẽ giúp bạn dễ dàng biết được thời gian dùng của bộ lưu điện cũng như chọn được dòng sản phẩm phù hợp nhất.
T = (AH x V x Pf)/ W
Trong đó:
-
T : thời gian lưu điện.
-
AH : công suất của Ups.
-
V : Điện thế.
-
Pf : 0.7 đến 0.8 tùy thuộc loại bộ lưu điện.
-
W: tổng công suất của các tải kết nối với bộ lưu điện.
Như vậy Mitu Power vừa chia sẻ tới quý bạn đọc công thức tính thời gian lưu điện. Hy vọng sẽ giúp có thể giải đáp được vấn đề của mình. Từ đó có thể chọn được loại bộ lưu điện phù hợp nhất cho mình.
Tin cùng danh mục
- Tụ bù hạ thế là gì? 5 công dụng của tụ bù hạ thế bạn phải biết (02/05/2022)
- Tù bù là gì? Tác dụng của tụ bù trong các thiết bị điện (02/05/2022)
- Vi mạch điện tử là gì? Các loại vi mạch phổ biến nhất (02/05/2022)
- Rơ le bảo vệ là gì? Các loại rơ le bảo vệ phổ biến nhất (02/05/2022)
- Nhiệt điện trở là gì? Các loại nhiệt điện trở phổ biến trên thị trường (02/05/2022)