Bộ lưu điện cửa cuốn là gì? Cấu tạo và nguyên lý hoạt động
Các hệ thống cửa cuốn hiện đại ngày nay thường được lắp đặt theo dạng tổ hợp bao gồm nhiều phụ kiện khác nhau, nhằm mang lại nhiều lợi ích cho người dùng. Trong đó bộ lưu điện cửa cuốn là thiết bị thường được sử dụng cho hầu hết mọi công trình cửa cuốn. Vậy thực chất Ups cửa cuốn là gì? Cấu tạo và nguyên lý hoạt động của Ups cửa cuốn như thế nào?
Lưu điện cửa cuốn là gì?
Bộ lưu điện cửa cuốn hay Ups cửa cuốn còn có nhiều tên gọi khác nhau là hộp tích điện cửa cuốn, bình lưu điện,... là thiết bị chuyên dụng với chức năng dự trữ và phát điện năng trong một khoảng thời gian nhất định. Nhờ khả năng cung ứng điện năng, thiết bị giúp cửa cuốn luôn trong tình trạng vận hành ổn định, đặc biệt hữu dụng khi gặp trường hợp mất điện, chập cháy nguy hiểm.
Bộ lưu điện cửa cuốn là gì?
Về thời gian hoạt động của Ups cửa cuốn phụ thuộc vào công suất lưu điện tương ứng với công suất tiêu thụ của thiết bị. Thời gian hoạt động là một thông số khá tương đối bởi chúng chịu ảnh hưởng của rất nhiều yếu tố khác.
Cấu tạo và nguyên lý hoạt động
Bên trong mỗi loại Ups sẽ có ắc quy để tích điện, chính vì thế mà chúng ta có thể biết được nguyên lý hoạt động của bộ lưu điện một cách cơ bản nhất là : chuyển nguồn điện dự trữ từ ắc quy thành dòng điện xoay chiều cung cấp cho tải khi nguồn điện cung cấp ngõ vào cho bộ lưu điện hay nguồn điện lưới bị mất.
Bên trong Ups có 1 hoặc nhiều ắc quy được sử dụng để tích trữ năng lượng điện. Sử dụng một bo mạch có chức năng biến đổi dòng điện một chiều từ ắc quy sang thành dòng điện xoay chiều, và dòng điện xoay chiều này sẽ dao động với tần số và điện áp phù hợp với yêu cầu sử dụng.
Lưu điện cửa cuốn cũng có cấu tạo và nguyên lý hoạt động tương tự nhưng được thiết kế với nguồn ra phù hợp cho motor cửa cuốn và hộp nhận điều khiển cửa cuốn.
Công dụng của Ups cửa cuốn
Bộ lưu điện cửa cuốn có công dụng giúp hạn chế rủi ro khi vận hành cửa cuốn, giúp cửa cuốn hoạt động bình thường khi bị mất điện đột ngột, đảm bảo an toàn trong các trường hợp khẩn cấp như chập cháy điện bất thường,... Bên cạnh đó, Vì Ups là thiết bị duy nhất duy trì hoạt động của cửa cuốn trong mọi tình huống xảy ra nên bộ lưu điện sẽ có những công dụng chính như sau :
-
Hạn chế rủi ro khi cửa hoạt động mà bị mất điện.
-
Cải thiện hiệu suất của cửa.
-
Giảm tối đa những chi phí do hao hụt điện năng mà cửa cuốn gây nên.
-
Chức năng đảm bảo an toàn cho cửa cuốn trong trường hợp xảy ra rủi ro ngoài ý muốn.
Tính năng của Ups cửa cuốn
Khi có điện lưới trong dải điện áp từ 170V – 240V thì máy sẽ tự động nối điện lưới vào cửa và nạp điện cho ắc quy.
Tính năng của Ups cửa cuốn
Khi điện lưới bị mất hoặc bị sụt áp xuống dưới 160V thì máy sẽ tự động chuyển mạch cho cửa cuốn dùng nguồn điện phát ra từ máy.
Thời gian lưu điện là từ 32 – 72 giờ sau khi mất điện vẫn mở hoặc đóng được nhiều lần.
Thời gian lưu điện chờ đạt được khi ắc quy đã được nạp no và có nuôi bộ nhận điều khiển từ xa.
Trường hợp Ups cửa cuốn bị quá tải do sử dụng quá công suất cho phép hoặc chập thì hệ thống đèn đỏ sẽ sáng, lúc này máy sẽ tự động khóa không cung cấp điện. Trường hợp máy không tự mở lại thì phải tắt máy bằng công tắc trên mặt máy. Kiểm tra dây đấu điện với Motor, kiểm tra Motor, tách chỗ chạm chập sau đó sẽ mở lại máy nếu đèn sáng xanh thì máy hoạt động bình thường.
Có nên dùng Ups cửa cuốn không?
Cùng với vai trò ngày càng quan trọng trong việc đảm bảo sự vận hành liên tuc của cửa cuốn, bộ lưu điện chính là thiết bị không thể thiếu. Nhất là vào những mùa cao điểm, điện lưới thường xuyên bị mất thì Ups chính là thiết bị bạn cần sử dụng. Để tránh trường hợp cửa cuốn dừng hoạt động khi bị mất điện, hãy sắm cho mình 1 bộ lưu điện ngay hôm nay.
Tin cùng danh mục
- Tụ bù hạ thế là gì? 5 công dụng của tụ bù hạ thế bạn phải biết (02/05/2022)
- Tù bù là gì? Tác dụng của tụ bù trong các thiết bị điện (02/05/2022)
- Vi mạch điện tử là gì? Các loại vi mạch phổ biến nhất (02/05/2022)
- Rơ le bảo vệ là gì? Các loại rơ le bảo vệ phổ biến nhất (02/05/2022)
- Nhiệt điện trở là gì? Các loại nhiệt điện trở phổ biến trên thị trường (02/05/2022)