Hướng dẫn cách đấu ups 3 pha nhanh và đúng kĩ thuật

Bộ lưu điện UPS 3 pha là thiết bị cung cấp nguồn điện liên tục cho các thiết bị điện tử, tránh khỏi các sự cố về nguồn điện. Vậy cách đấu UPS 3 pha như thế nào được tiến hành ra sao? Cùng chúng tôi tìm hiểu qua bài viết sau đây nhé.

Bộ lưu điện Ups 3 pha là gì?

Bộ lưu điện Ups là thiết bị cung cấp điện năng trong một khoảng thời gian tương ứng với công suất thiết kế để duy trì hoạt động cho các thiết bị điện khi xảy ra sự cố. Hiểu một cách đơn giản bộ lưu điện 3 pha là loại bộ lưu điện có nguồn điện đấu vào nguồn 3 pha.


Bộ lưu điện Ups 3 pha là gì?

Bộ lưu điện Ups 3 pha là gì?

Cách lắp đặt bộ lưu điện UPS 3 pha

Người thực hiện lắp đặt UPS 3 cần có kiến thức về điện, nhằm đảm bảo an toàn và tránh xảy ra các sự cố về điện gây nguy hiểm. Cách lắp đặt UPS 3 pha được tiến hành như sau:

  •  Để đảm bảo an toàn cần ngắt công tắc ắc quy đấu nối với các thiết bị có thời gian backup dài.
  •  Tiến hành mở các nắp bảo vệ tại mặt sau của bộ lưu điện UPS
  •  Lựa chọn các loại dây nối và dây cách điện đạt tiêu chuẩn AWG đối với các đầu vào và đầu ra của bộ lưu điện. Đối với bộ lưu điện 3 pha 10KS UPS nên lựa chọn dây điện UL1015 8AWG (10mm2) để đảm bảo an toàn.
  •  Thực hiện nối các dây điện đầu ra, đầu vào tại các điểm nối, theo sơ đồ hướng dẫn của nhà sản xuất.
  •  Với bộ lưu điện UPS 3 pha, tại đầu vào và đầu ra thực hiện nối đất đảm bảo an toàn, đường kính của dây nối đất cần phải đạt yêu cầu   của nhà sản xuất nhằm bảo vệ bộ điện lưu và thiết bị sử dụng nguồn điện của bộ điện lưu.
  •  Sau khi đấu nối các dây của mạch điện của bộ lưu điện 3 pha, kiểm tra lại, sau đó bật công tắc của dòng điện rò của bảng điện phân phối đầu ra, kiểm tra.
  •  Tắt hết các thiết bị ngoại vi, thực hiện kết nối với UPS 3 pha, sau đó bật các tải lên.
  •  Sau khi kết nối bộ lưu điện UPS 3 pha với thiết bị ngoại vi, cần ngắt cầu giao điện cung cấp nguồn điện cung cấp cho bộ lưu điện, bởi vì   nếu tắt bộ lưu điện thì trong mạch vẫn còn nguồn điện vì đảm bảo an toàn, chúng ta nên ngắt cầu dao nối bộ lưu điện.
  •  Nên tiến hành sạc (nạp) ắc quy của bộ lưu điện UPS 3 pha trước khi sử dụng khoảng 8 tiếng, đảm bảo khả năng back up của thiết bị.
  •  Đối với các thiết bị có công suất lớn khoảng trên 1000W, nên lựa chọn bộ lưu điện có công suất phù hợp, không sử dụng các bộ lưu điện có công suất nhỏ vì có thể gây ra quá tải, chập mạch và gây cháy nổ.

Công ty cổ phần công nghệ Elco - nhà phân phối bộ lưu điện UPS toàn quốc

Công ty cổ phần công nghệ Elco - nhà phân phối bộ lưu điện UPS toàn quốc

Hướng dẫn cách đấu ups 3 pha nhanh và đúng kĩ thuật

Hướng dẫn cách đấu ups 3 pha nhanh và đúng kĩ thuật

Một vài lưu ý sau khi kiếm tra và lắp đặt bộ lưu điện 3 pha

Sau khi kiểm tra và lắp đặt vị trí cho bộ lưu điện UPS, tiến hành đấu UPS 3 pha cần lưu ý những điều sau:

  • Đọc kỹ bản hướng dẫn của nhà sản xuất, xác định các đầu dây đấu nối, cần chú ý và cẩn thận, vì nếu nối sai có thể gây hư hỏng thiết bị.
  • Tại đầu vào, đầu ra và trong bo mạch của bộ lưu điện tồn tại điện áp cao khoảng 220V, vì vậy khi tiếp xúc cần chú ý và có những kiến thức cơ bản về điện. Các dụng cụ lắp ráp cần được cách điện đảm bảo an toàn trong quá trình lắp ráp.
  • Để bộ lưu điện ở vị trí xa trẻ em, tuyệt đối không để trẻ đến gần bộ lưu điện.
  • Khi lắp ráp, sửa chữa, bảo dưỡng bộ lưu điện cần tháo các trang sức, đồng hồ bằng kim loại.
  • Tuyệt đối không để hai đầu nối âm dương (+,-) chập vào nhau, có thể gây cháy nổ mạch điện, nguy hiểm đến tính mạng con người.
  • Bình ắc quy của bộ lưu điện có chứa chất điện phân nguy hiểm nên tuyệt đối không được đập, cạy mở hoặc đốt bình ắc quy.
  • Trong quá trình vận chuyển bộ điện lưu nên đảm bảo chống sốc và va đập theo yêu cầu của nhà sản xuất.
  • Cách lắp đặt UPS 3 pha

Cách khởi động UPS 3 pha

Để khởi động bộ lưu điện 3 pha bạn có thể thực hiện bằng 2 cách sau:

Dùng nguồn điện lưới

  •  Kết nối với nguồn điện bộ điện lưu được chuyển về chế độ pass by bởi phần mềm WinPower. Đối với các dòng model từ 6KVA trở lên chế độ pass by tự khởi động.
  •  Ấn giữ nút Power on để bật bộ UPS
  •  Sau khi khởi động, hệ thống đèn báo trạng thái hiển thị và kiểm tra theo thứ tự từ 1 đến 6. Sau đó, các đèn này lần lượt tắt đi. Đèn báo nguồn điện lưới sáng cho thấy bộ UPS hoạt động bình thường. Đối với trường hợp nguồn điện không ổn định, hệ thống bộ điện lưu sử dụng bình ắc quy.

Dùng ắc quy

  •  Ấn giữ nút Power on để bật bộ UPS
  •  Sau khi khởi động, hệ thống đèn báo trạng thái hiển thị và kiểm tra theo thứ tự từ 1 đến 6. Sau đó, các đèn này lần lượt tắt đi. Đèn báo ắc quy sáng, bộ UPS hoạt động bình thường.

Cách tắt nguồn bộ lưu điện UPS 3 pha

  • Tắt các thiết bị ngoại sử dụng nguồn điện của bộ điện lưu.

  • Sau đó, nhấn giữ nút Power off  để tắt bộ UPS 3 pha.

  • Hệ thống đèn báo trạng thái kiểm tra bằng cách chiếu sáng từ vị trí từ 1 đến 6 sau đó tắt hẳn. Đèn báo nguồn điện lưới hoặc đèn báo ắc quy tắt, ở đầu ra không còn nguồn điện, ngắt cầu dao điện.

  • Nên thực hiện đúng trình tự: Tắt các thiết bị ngoại vi nối với độ lưu điện, tắt bộ điện lưu cuối cùng là tắt cầu giao điện.

  • Bộ điện lưu có thời gian sử dụng ngắn, vì vậy khi gặp các vấn đề sự cố về nguồn điện, bạn nên lưu dữ liệu và tắt máy đúng cách.

  • Đối với những bộ điện lưu lâu không sử dụng, khoảng hơn 3 tháng, nên lưu kho. Nếu muốn sử dụng lại cần nạp (sạc) bộ lưu điện trong khoảng từ 8 đến 16 tiếng.

Hy vọng qua bài viết này có thể cung cấp những thông tin bổ ích về cách cách đấu UPS 3 pha, nếu có thắc mắc về cách sử dụng hoặc giá thành của sản phẩm. Vui lòng liên hệ với Mitu Power để được tư vấn kỹ hơn nhé.

Tham khảo thêm một số nội dung hay khác: 

Có nên sử dụng bộ lưu điện santak hay không?

Bộ lưu điện UPS là gì - Có nên sử dụng bộ lưu điện không?

🔰Công ty Cổ phần bộ lưu điện Mitu

✅Email: hotro@mitupower.com

✅Hotline : 0978470323

🌍Website : https://mitupower.com/

Chia sẻ:
Call